Với chi phí thấp hơn nhiều lần, giảm tác hại cho môi trường, tiết kiệm tiền bạc cho người dân và tiết kiệm quỹ đất cho địa phương, hình thức hỏa táng đang ngày càng phổ biến ở Châu Á. Hình thức này cũng được chính phủ các nước khuyến khích và hỗ trợ để thay đổi nhận thức của người dân.
Tại Singapore, hơn 80% người chết được hỏa táng và các tập tục như rải tro trên biển đã trở nên phổ biến.
Ông Ang Ziqian - Giám đốc điều hành Ang Chin Moh Group - một trong những công ty tang lễ lâu đời nhất tại Singapore cho biết: Những chiếc bình bằng sứ, đá Granit hoặc đá cẩm thạch không thể phân hủy trong nước và có hại cho môi trường. Do đó, ông đã tìm kiếm một giải pháp tốt hơn, bằng cách thay thế chúng bằng bình phân hủy sinh học được làm từ giấy tái chế hay đất sét giấy.
Sau khi được thả xuống biển, những chiếc bình đựng tro cốt này trôi nổi khoảng 30 phút rồi chìm xuống đáy biển và phân hủy từ từ. Ông nói: "Phương pháp này mang lại nhận thức xanh cho mọi người, rằng hành trình cuối đời cũng quan trọng không kém".
Trung Quốc cũng đẩy mạnh quảng bá xu hướng chôn cất thân thiện với môi trường - nhằm giảm bớt căng thẳng về tài nguyên đất, góp phần bảo vệ môi trường.
Tại Bắc Kinh, Thiên Tân và Hà Bắc, trong lễ thanh minh rơi vào ngày 04/4 qua, sự kiện “con tàu chôn cất” đặc biệt được tổ chức. Những con tàu mang tro cốt của nhiều người, cùng người thân của họ, chạy đến vùng biển đã định sẵn. Sau nghi thức tưởng niệm, nhân viên hướng dẫn gia quyến rải tro cốt người thân xuống biển. Những lần rải tro tập thể trên biển được tổ chức ngày càng nhiều, và số lượng người tham gia tăng dần sau mỗi năm.
Ngoài rải xuống biển, nhiều gia đình còn chọn chôn tro cốt dưới các luống hoa, như một cách tiếp nối của cuộc sống cho người đã khuất, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.
Tại Hàn Quốc đã hợp pháp hóa việc rải tro cốt của người đã mất xuống biển hoặc núi, trong bối cảnh xã hội nước này đã trở thành xã hội "siêu già", tức xã hội có 20% dân số trên 65 tuổi theo phân loại của Liên hợp quốc.
Những năm qua số người chết tại Hàn Quốc tiếp tục tăng, khiến các nhà hài cốt và nghĩa trang bị quá tải. Không còn cách nào khác, các quan chức và người dân nước này phải tính đến việc rải tro cốt xuống biển hoặc núi.
Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc hy vọng việc cho phép rải tro cốt người mất sau khi hỏa táng sẽ giúp giảm chi phí quản lý hài cốt trong các nhà hài cốt, đồng thời giúp tiết kiệm quỹ đất, giúp các thế hệ tương lai có thêm quỹ đất để sử dụng.
Nhật Bản ghi nhận số trường hợp cải táng gia tăng đáng kể trong những thập kỷ qua. Trong những năm 2000, nước này ghi nhận khoảng 60.000-70.000 trường hợp cải táng mỗi năm, song đã liên tục vượt qua mốc 100.000 trường hợp kể từ năm 2017. Năm ngoái, Nhật ghi nhận hơn 150.000 trường hợp cải táng.
Nhu cầu cải táng tăng thúc đẩy nhiều doanh nghiệp nắm bắt xu hướng, tạo thêm dịch vụ. Các gia đình sẽ quyết định hình thức cải táng, di dời tro cốt đến một khu mộ mới ở thành phố khác, hoặc để chung vào bình, tiểu đem chôn, hay rải tro xuống biển.
Bà Mitsuko Kikkawa, chuyên gia về các vấn đề mai táng ở Nhật, cho hay chi phí mua đất để chôn cất ở Nhật rất tốn kém. Thông qua truyền thông, ngày càng nhiều người biết đến và áp dụng các hình thức mai táng khác, trong đó có ông Matsumoto ở Himeji.
House Boat Club, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hải táng cho tro cốt tổ tiên ông Matsumoto, ghi nhận lượng lớn khách hàng lựa chọn hình thức rải tro xuống biển. Theo Akaba, lãnh đạo công ty, đây là minh chứng cho thấy nhu cầu cải táng ở Nhật Bản hiện rất lớn.
Rải tro cốt trên sông Sài Gòn - 0909850546 - Bác Ba Chúc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét