Sau hỏa táng nhiều gia đình lựa chọn phương thức c theo di nguyện của người đã mất hoặc vì nhiều lý do khác nhau (không có người thân thờ cúng, con cháu ở xa,...).
Việc lựa chọn rải tro cốt sau hỏa táng ra sông, biển mang ý nghĩa "trở về với tự nhiên", để người đã khuất tiếp tục hành trình trong một hình thái khác.
Lựa chọn nơi rải tro cốt
Nơi rải tro cốt ở sông thì cần lựa chọn khúc sông có nước sạch, không có rác thải; trường hợp rải tro cốt ra biển thì lựa địa điểm có nước sâu, trong, xanh và sạch sẽ.
Nước trong sạch thường gắn liền với sự tinh khiết, thanh tịnh, rải tro ở nơi như vậy tượng trưng cho việc linh hồn được yên nghỉ trong sự thanh bình. Những khúc sông sạch hay vùng biển trong thường mang đến sự tĩnh lặng, giúp người thân có cảm giác người đã khuất được yên nghỉ trọn vẹn. Với người còn sống, việc biết rằng tro cốt được rải ở một nơi đẹp đẽ, thanh tịnh sẽ giúp họ cảm thấy nhẹ lòng hơn.
Rải tro cốt như thế nào cho đúng ?
Phần tro cốt, dù rải từng nắm hoặc thả cả hũ, về bản chất không có sự khác biệt và không ảnh hưởng đến sự siêu thoát của người mất. Tuy nhiên, để thể hiện sự tôn trọng và tiếc nuối đối với người đã khuất, gia quyến nên thực hiện việc rải tro trong sự im lặng và thành kính.
Đối với hoa tươi: gia đình chỉ nên nhặt trước ở nhà các cánh hoa và lá riêng ra để rải cùng tro cốt, thay vì cả bó hoa hay thân hoa. Cánh hoa mềm mại, mỏng manh và dễ tan vào tự nhiên – tượng trưng cho một sự tiễn biệt nhẹ nhàng, không vướng bận, như lời chúc cho linh hồn được bay xa, thanh thoát. Khi rải tro cốt xuống nước, cánh hoa nổi lững lờ tạo nên hình ảnh nhẹ nhàng, thanh tịnh, vừa thẩm mỹ, vừa thiêng liêng, giúp người tiễn biệt cảm thấy an lòng giúp khung cảnh trở nên yên bình và trang trọng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét